Khái niệm về Chi nhánh Công ty
Chi nhánh công ty là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có trách nhiệm thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải tuân theo ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp mẹ.
Chi nhánh không có tài sản độc lập và không phải là một pháp nhân. Theo quy định, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân. Chi nhánh có thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng kinh doanh như doanh nghiệp mẹ, điều này cần được ghi rõ trong Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh. Điều này có nghĩa là chi nhánh công ty có thể ký kết hợp đồng kinh tế, thực hiện các giao dịch hành chính và lao động, nhưng không phải là pháp nhân độc lập.
Đặc điểm của Chi nhánh Công ty
- Hoạt động kinh doanh: Chi nhánh có thể thực hiện các hoạt động nhằm mục đích sinh lời trong phạm vi những ngành nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, chi nhánh chỉ được hoạt động trong những ngành nghề được ủy quyền bởi doanh nghiệp mẹ.
- Thẩm quyền đại diện: Cần phân biệt rõ giữa thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và thẩm quyền của giám đốc chi nhánh. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có quyền điều phối toàn bộ các vấn đề liên quan đến chi nhánh, bao gồm cả việc đại diện. Mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh cần phải có sự đồng ý từ doanh nghiệp mẹ. Giám đốc chi nhánh không tự động có thẩm quyền đại diện cho chi nhánh, quyền này chỉ phát sinh khi có sự ủy quyền từ người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Tài chính: Chi nhánh không có sự độc lập về tài chính. Doanh nghiệp mẹ phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động của chi nhánh. Chi nhánh có thể hạch toán kế toán độc lập hoặc phụ thuộc vào doanh nghiệp mẹ.
Điều kiện thành lập Chi nhánh Công ty
- Có giấy phép kinh doanh được cấp theo quy định của pháp luật.
- Có người đứng đầu chi nhánh đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014.
- Trụ sở chi nhánh phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.
- Có chứng chỉ hành nghề đối với những ngành nghề yêu cầu chứng chỉ, và giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề có điều kiện theo quy định pháp luật.
Nội dung công việc thành lập Chi nhánh Công ty
1. Tư vấn trước khi thành lập Chi nhánh Công ty
- Tư vấn lựa chọn mô hình các đơn vị phụ thuộc phù hợp với nhu cầu của công ty.
- Tư vấn thủ tục và các giấy tờ cần thiết để thành lập chi nhánh.
- Tư vấn về mô hình tổ chức, quản lý của chi nhánh.
- Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của chi nhánh mới thành lập.
- Tư vấn về nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước của chi nhánh.
- Tư vấn các nội dung khác liên quan.
- Soạn thảo hồ sơ thành lập chi nhánh.
2. Đại diện thực hiện các thủ tục thành lập Chi nhánh Công ty
- Nộp hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh.
- Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả.
- Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh từ Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Thực hiện hồ sơ khắc dấu chi nhánh và thông báo mẫu dấu lên Cổng thông tin Doanh nghiệp Quốc gia.
3. Kết quả thành lập Chi nhánh Công ty
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh.
- Dấu tròn của chi nhánh và giấy xác nhận thông báo mẫu dấu lên Cổng thông tin Doanh nghiệp Quốc gia (nếu doanh nghiệp muốn khắc dấu tròn cho chi nhánh).
Hồ sơ yêu cầu và thời gian, chi phí toàn bộ
1. Hồ sơ yêu cầu
- Bản sao Giấy phép kinh doanh của công ty mẹ.
- Bản sao CMND hoặc Hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh.
2. Lệ phí dịch vụ thành lập Chi nhánh Công ty
- Giấy phép, MST: 500.000 VNĐ (1.000.000 VNĐ nếu công ty mẹ ngoài TP.HCM)
- Phí nhà nước: 200.000 VNĐ
- Bố cáo: 300.000 VNĐ
- Con dấu (nếu doanh nghiệp muốn khắc dấu tròn cho chi nhánh): 450.000 VNĐ
- Thông báo mẫu dấu: 200.000 VNĐ
3. Thời gian thực hiện dịch vụ
- Giấy phép: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
- Dấu tròn: 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Ghi chú: Doanh nghiệp có thể không khắc dấu riêng cho chi nhánh. Nếu chi nhánh đăng ký độc lập, doanh nghiệp phải kê khai thuế tại chi cục thuế nơi đặt trụ sở chi nhánh.