Trong giai đoạn khủng hoảng, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, tuy nhiên chủ doanh nghiệp không muốn giải thể công ty mà muốn qua giai đoạn khó khăn sẽ tiến hành hoạt động tiếp, khi đó giải pháp tạm ngừng kinh doanh là giải pháp tốt giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí, tìm cơ hội trong việc tiếp cận các nguồn vốn và điều chỉnh lại chiến lược kinh doanh của mình.

TẠM NGỪNG KINH DOANH

 

Trong quá trình hoạt động, vì những lý do khách quan hoặc chủ quan,có khá nhiều công ty gặp khó khăn trong kinh doanh, đặc biệt trong thời gian 1-2 năm đầu sau khi thành lập.  Nhiều doanh nghiệp chọn hình thức giải thể doanh nghiệp để chấm dứt liên quan với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế. Nhưng đối với một số doanh nghiệp thì việc tạm ngưng kinh doanh có thể là một phương án tối ưu hơn do:

  • Doanh nghiệp có thể khôi phục lại hoạt động kinh doanh bất cứ lúc nào;
  • Thời gian tạm ngừng kinh doanh lên đến 2 năm liên tiếp;
  • Có thể tiếp tục kinh doanh ngành nghề khác sau này nếu có cơ hội kinh doanh;

 

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động (nếu có), trừ trường hợp chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp không phải nộp thuế môn bài, không kê khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng, không nộp báo cáo tài chính cuối năm. Một lưu ý đối với cách tính thuế môn bài phải nộp đã được

 

Tổng Cục thuế hướng dẫn cụ thể như sau: Người nộp thuế có thông báo tạm ngừng kinh doanh cả năm dương lịch (từ 01/01 đến 31/12) thì không phải kê khai, nộp thuế môn bài đối với cả năm dương lịch tạm ngừng kinh doanh; còn nếu người nộp thuế có thông báo tạm ngừng kinh doanh 12 tháng, không trùng với năm dương lịch (tức thời hạn tạm ngừng kinh doanh kéo dài trong 02 năm dương lịch) thì phải thực hiện kê khai, nộp thuế môn bài cả năm dương lịch thứ nhất.

Khi tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp có thể bớt đi nỗi lo về tiền lương cho người lao động, thuế, các khoản chi khác. Nhờ đó, doanh nghiệp tập trung nhân lực và vật lực để giải quyết các khó khăn còn tồn đọng; tìm cách huy động vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước để tái cơ cấu lại doanh nghiệp hoặc cũng như có thể “án binh bất động” chờ đợi cơ hội mới tốt hơn.

Một ưu điểm nổi bật của việc tạm ngừng kinh doanh là khi doanh nghiệp hoạt động trở lại thì thủ tục rất đơn giản, chẳng hạn nếu hết thời hạn tạm ngưng thì doanh nghiệp tự hoạt động trở lại còn nếu sớm hơn thời hạn tạm ngừng thì chỉ cần làm công văn thông báo.


QUY ĐỊNH VỀ TẠM NGƯNG KINH DOANH

 

Doanh nghiệp muốn tạm ngừng kinh doanh phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh; lý do tạm ngưng kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế chậm nhất mười lăm ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chủ nợ, khách hàng và người lao động có thoả thuận khác.

 

Tại Khoản 3 Điều 57 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 Về Đăng ký doanh nghiệp quy định thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp, hộ kinh doanh vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.

 


HỒ SƠ TẠM NGỪNG KINH DOANH

 

1- Thông báo tạm ngừng kinh doanh do đại diện pháp luật doanh nghiệp ký (theo mẫu quy định);

 

2- Quyết định về việc tạm ngừng kinh doanh của:

  • Hội đồng thành viên (do Chủ tịch hội đồng thành viên ký) (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên) (mẫu tham khảo);
  • Đại hội đồng cổ đông (do Chủ tịch hội đồng quản trị  ký) (đối với công ty cổ phần) (mẫu tham khảo);
  • Chủ sở hữu (do Chủ sở hữu ký) (đối với công ty TNHH 1 thành viên);

 

3- Biên bản họp về việc tạm ngừng kinh doanh của:

  • Hội đồng thành viên (do Chủ tịch hội đồng thành viên ký) (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên) (mẫu tham khảo);
  • Đại hội đồng cổ đông (do Chủ tịch hội đồng quản trị  ký) (đối với công ty cổ phần) (mẫu tham khảo);
  • Chủ sở hữu (do chủ sở hữu ký) (đối với công ty TNHH 1 thành viên);

 


THÔNG BÁO TẠM NGỪNG KINH DOANH

 

“Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế ít nhất mười lăm ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:

1. Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;

2. Ngành, nghề kinh doanh;

3. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá hai năm;

4. Lý do tạm ngừng kinh doanh;

5. Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

 

Kèm theo thông báo phải có quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;

 

Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo và ghi vào sổ theo dõi.

 

Ghi chú: Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp  đã đăng ký và cơ quan thuế ít nhất 15 (mười lăm ngày) trước khi tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngưng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.

 


QUY TRÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TY THANH BÌNH

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh bao gồm:

  • – Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu);
  • – Quyết định về việc tạm ngừng kinh doanh của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần; Quyết định về việc tạm ngừng kinh doanh của Hội đồng thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên; Quyết định về việc tạm ngừng kinh doanh của chủ sở hữu Công ty TNHH 1 TV;
  • – Biên bản họp về việc tạm ngừng kinh doanh của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần/ Hội đồng thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên;
  • – Giấy ủy quyền cho Luật Thanh Bình.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính.

Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.

Thời gian giải quyết: Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp.