1. Văn Phòng Đại Diện là gì?

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

Tổ chức và hoạt động của văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp có quyền lập văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài.

Mặt khác, Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp có quyền thay đổi nội dung đã đăng ký, có quyền đại diện giao dịch nhưng không có quyền hoạt động kinh doanh trực tiếp như chi nhánh.

2. Đặc điểm của văn phòng đại diện:

Không được trực tiếp kinh doanh, không được ký kết các hợp đồng kinh tế với dấu của văn phòng đại diện, nhưng vẫn ký kết hợp đồng theo sự ủy quyền của doanh nghiệp đã mở văn phòng đại diện đó và đóng dấu của doanh nghiệp.
Không phát sinh nghĩa vụ thuế độc lập.
Văn phòng đại diện vẫn có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động riêng và con dấu riêng để phục vụ các hoạt động trong nội bộ của văn phòng đại diện.

3. Ưu điểm và hạn chế khi thành lập văn phòng đại diện

Ưu điểm
Hạn chế
1. Tiện lợi trong giao tiếp với khách hàng ở một vị trí thuận lợi hơn là đến văn phòng công ty.

2. Không phải nộp thuế môn bài.

3. Có thêm một địa điểm thuận lợi hơn để trưng bày sản phẩm, đua sản phẩm đến gần với khách hàng hơn.

1. Văn phòng đại diện chỉ có chức năng quảng bá, tiếp thị và giao dịch.

2. Văn phòng đại diện không có chức năng ký kết hợp đồng cũng như mua bán.

3. Chỉ được giới thiệu sản phẩm, không được mua bán trực tiếp.

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

Đối với Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện Công ty, Chúng tôi sẽ cung cấp cũng như thay mặt quý khách hàng thực hiện các công việc pháp lý sau:

1. Tư vấn trước khi thành lập văn phòng đại diện:

Tư vấn lựa chọn mô hình các đơn vị phụ thuộc phù hợp với nhu cầu của công ty.

Tư vấn thủ tục tiến hành và các giấy tờ cần thiết để thành lập VPĐD.

Tư vấn về mô hình tổ chức, quản lý của VPĐD.

Tư vấn về Quyền và Nghĩa vụ của đơn vị VPĐD mới thành lập.

Tư vấn về nghĩa vụ Thuế đối với Nhà nước của VPĐD.

Tư vấn các nội dung khác có liên quan.

Soạn thảo nội dung hồ sơ thành lập VPĐD của công ty.

2. Đại diện thực hiện các thủ tục thành lập VPĐD:

Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký hoạt động VPĐD của công ty.

Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết qủa hồ sơ đã nộp.

Nhận giấy chứng nhận đăng ký hoạt động VPĐD của công ty tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Tiến hành hồ sơ khắc dấu VPĐD của công ty và Thông báo mẫu dấu công ty lên Cổng thông tin Doanh Nghiệp Quốc Gia (Quy định theo Điều 44 Luật Doanh Nghiệp năm 2014, hiệu lực từ ngày 01/07/2015).

3. Kết quả thành lập văn phòng đại diẹn, bàn giao cho khách hàng:

Giấy chứng nhận Đăng ký hoạt động của VPĐD

Dấu tròn của VPĐD của công ty và Giấy xác nhận đã Thông báo mẫu dấu công ty lên Cổng thông tin Doanh Nghiệp Quốc Gia (nếu doanh nghiệp muốn khắc dấu tròn cho văn phòng đại diện)

HỒ SƠ YÊU CẦU – THỜI GIAN & CHI PHÍ TOÀN BỘ

1. Hồ sơ yêu cầu bao gồm:

Bản sao Giấy phép kinh doanh Công ty chủ quản.

Bản sao CMND hoặc Hộ chiếu trưởng VPĐD

2. Lệ phí dịch vụ thành lập VPĐD của công ty :

→ Giấy phép, MST:

Dịch vụ: 500.000 VNĐ (Trường hợp công ty chủ quản ở ngoài Thành phố Hồ Chí Minh, phí dịch vụ là 1.000.000 đồng)

Phí nhà nước: 200.000 VNĐ

Bố cáo: 300.000 VNĐ

→ Con dấu (nếu doanh nghiệp muốn khắc dấu tròn cho VPĐD):

Phí khắc dấu: 450.000 VNĐ

Thông báo mẫu dấu công ty lên Cổng thông tin Doanh Nghiệp Quốc Gia (Quy định theo Điều 44 Luật Doanh Nghiệp năm 2014, hiệu lực từ ngày 01/07/2015): 200.000 VNĐ

3. Thời gian thực hiện dịch vụ thành lập VPĐD của công ty

Giấy phép: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Dấu tròn: 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Ghi chú:

Doanh nghiệp có thể không khắc dấu riêng cho VPĐD tùy theo nhu cầu hoạt động của công ty.